Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo áp lực tâm lý với trẻ. Những thông tin sau sẽ giúp các mẹ biết phải làm gì khi con béo phì.
1. Nguyên nhân của tình trạng béo phì
Béo phì là trạng thái dư thừa cân nặng do cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, khi béo quá mức thì gọi là béo phì. Các nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì gồm:
– Di truyền: nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 4 – 8 lần so với người bình thường.
– Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi.- Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng của trẻ: cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến dư thừa calo, ăn vặt nhiều….
– Do ảnh hưởng của tâm lí: những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.
2. Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ thế nào?
– Béo phì ở trẻ là yếu tố nguy cơ béo phì ở người lớn. Những người lớn bị béo phì nặng thường có tiền sử béo phì ở tuổi thiếu niên.
– Béo phì ở trẻ ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Vì ở người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não, tăng cholesterol dẫn đến nhồi máu cơ tim…và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, cơ xương khớp, bệnh ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến.
Trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc.
– Bên cạnh đó, trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập.
– Chứng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Những trẻ béo sẽ ngừng tăng trưởng sớm. Trước dậy thì, những trẻ thừa cân, béo phì thường cao hơn so với tuổi nhưng khi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Ngoài ra, chứng béo phì cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật (tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, viêm khớp…) và tử vong.
3. Làm gì khi trẻ bị béo phì?
Khi điều trị chứng béo phì ở trẻ, phải đảm bảo để trẻ tiếp tục lớn lên và phát triển về mọi mặt. Do đó, không thể bắt trẻ nhịn ăn hoặc ăn quá ít. Việc như vậy, trẻ sẽ mỏi mệt, luôn buồn ngủ, học hành kém đi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút và do đó sẽ dễ bị bệnh tật. Mẹ vẫn nên cho trẻ ăn uống vừa đủ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một số điều sau:
– Hạn chế các chất béo như mỡ, bơ… hoặc thay mỡ động vật bằng dầu thực vật. Nhưng ngay dầu thực vật cũng không nên dùng nhiều. Khi nấu thức ăn nên dùng cách luộc, hấp, hoặc nướng hơn là rán, xào.
Trẻ béo phì nên hạn chế tối đa các chất ngọt như kẹo, bánh ngọt, chocolate…
– Trong bữa ăn, nên cho trẻ dùng nhiều rau.
– Hạn chế tối đa các chất ngọt như kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt.
– Giữa các bữa ăn nếu trẻ đói, có thể cho ăn trái cây ít năng lượng, như dứa, roi.
– Việc áp dụng chế độ ăn uống nói trên không nên làm đột ngột, phải từ từ, cho trẻ quen dần.
– Đối với các trẻ trên 10 tuổi, năng lượng cần thiết mỗi ngày là khoảng 1.000-1.300 calo.
– Không bao giờ đặt mục tiêu giảm cân thật nhanh. Phải kiên nhẫn, khuyến khích trẻ thực hiện đều đặn chế độ ăn uống trên.
– Thực hiện các chương trình thể dục, thể thao cho trẻ. Các trẻ mập phì cần được tập thể dục ít nhất 1-2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào lúc sáng sớm và lúc chiều, sau khi tan học.
Theo Phunutoday