Nếu bạn có thói quen nhịn tiểu hãy loại bỏ ngay tức khắc để tránh mang bệnh vào người.
Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước), tuy nhiên, nhịn tiểu có thể làm giãn bàng quang. Khi bàng quang đầy, cơ chế phản hồi tự động gửi một tín hiệu lên não để mong bạn đến toilet gần nhất. Nếu thường xuyên kìm nén việc giải tỏa tự nhiên này, bạn có thể gặp các rắc rối:
Nhịn tiểu gây vô sinh
Hiện tượng nhịn tiểu đang được các bác sĩ cảnh báo ở mức cao do càng ngày càng nhiều người mắc bệnh mà không biết. Trong thực tế, quá trình thải nước tiểu cũng là quy trình tự làm sạch hệ thống bài tiết, sự lặp đi lặp lại đó giúp cơ thể luôn hoạt động bình thường.
Cơ quan sinh sản nữ và bàng quang “chung sống” trong khoang xương chậu, có mối quan hệ “thân thiết” đặc biệt vì tử cung nằm phía sau bàng quang. Nhịn tiểu làm bàng quang đầy ứ sẽ là lực ép mạnh lên tử cung, khiến tử cung nghiêng dần về phía sau.
Việc này gây cản trở dòng chảy của máu, có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng của hiện tượng đau bụng kinh. Sau một thời gian dài có thể gây đau thắt lưng, xương cụt, trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ra vô sinh.
Màu sắc nước tiểu khỏe mạnh
Có một số cách để xác định màu sắc nước tiểu màu khỏe mạnh. Màu nước tiểu bình thường từ vàng nhạt tới màu hổ phách. Phẩm màu và thành phần khác từ một số loại thực phẩm và thuốc có thể thay đổi màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu trở thành màu trắng cho thấy bạn uống quá nhiều chất lỏng và nếu nước tiểu chuyển thành màu tối và đặc lại có nghĩa là bạn đang bị mất nước. Màu sắc nước tiểu bất thường là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khi nước tiểu của bạn là không phải màu vàng
Nếu nước tiểu của bạn có máu, bạn có khả năng bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm như củ cải, hoa quả, măng tây, đậu có thể ảnh hưởng đến màu sắc chất thải này. Củ cải đỏ khiến nước tiểu có sắc đỏ trong khi vitamin B làm cho nước tiểu có màu xanh.
Theo Phunutoday