Sai lầm phổ biến của mẹ khiến trẻ mọc nhiều rôm sảy – hãy lưu ý ngay để con luôn khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sở ở trẻ chủ yếu sảy ra mùa khô hanh nóng làm cho làn da trẻ em mỏng manh và nhạy cảm hơn da người lớn rất nhiều nên rất dễ bị rôm sảy và các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.Việc tắc nghẽn có thể do các ống tuyến ở trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên cho bé ăn mặc mát mẻ, tích cực tắm thường xuyên và lau mồ hôi cho bé, cho bé ăn những loại rau quả có tính mát. Các bà mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều tri cho bé khi bi bênh rôm xảy nhé!
Thói quen sai lầm
Tắm nước lạnh, rôm sảy càng nhiều hơn
Nhiều mẹ thấy con nổi rôm sảy và ra mồ hôi nhiều, vì muốn con được dễ chịu hơn nên đã tắm nước lạnh cho trẻ. Tuy nhiên, kết quả lại thường là tình trạng rôm sảy càng tăng nhiều hơn trên cơ thể trẻ.
Trên thực tế, rõ ràng rôm sảy là do nhiệt độ cao, mồ hôi ra nhiều làm nghẹt lỗ chân lông mà ra, vậy tại sao tắm nước lạnh để giảm nhiệt nhưng bệnh tình càng nặng hơn? Điều này là bởi vì khi tắm nước lạnh, các mạch máu nhỏ dưới da sẽ co lại, lỗ tuyến mồ hôi bị ách tắc nhiều hơn nên mồ hôi không thể bài tiết được, do đó mà khiến cho rôm sảy xuất hiện càng nhiều hơn. Ngoài ra, nếu tắm nước quá nóng cũng sẽ kích thích da, cũng làm cho rôm sảy nặng hơn không kém gì việc tắm nước lạnh cho trẻ.
Dùng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy?
Khi bị rôm sảy, nhiều bậc phụ huynh cũng có thói quen dùng phấn rôm xoa ngoài da các bé để không bị ẩm ướt do nhiều mồ hôi. Có nhiều công thức hóa học pha chế phấn rôm tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính vẫn là bột talc, muối calci, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ. Khi hít phải bụi phấn rôm, trẻ sẽ bị ho, khó thở, nôn và có thể tím tái, phù phổi.
Để tránh những tác hại cho trẻ, phụ huynh cần chọn các sản phẩm của các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, phụ huynh cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ; tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm và sau khi sử dụng xong cần đậy nắp, cất nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ.
Theo Phunutoday