Theo y học cổ truyền, tắc kè có vị mặn, bình, quy kinh, có ít độc tính. Thành phần chủ yếu có trong tắc kè là chất béo, các loại axít amin.
Theo y học cổ truyền, tắc kè có vị mặn, bình, quy kinh, có ít độc tính. Thành phần chủ yếu có trong tắc kè là chất béo, các loại axít amin. Dùng tắc kè làm thuốc có tác dụng bổ phế, ích tinh huyết, bổ thận dương. Khi dùng, người ta thường sử dụng một cặp tắc kè, ít khi chỉ dùng một con làm thuốc. Với những nam nhi yếu kém vè chuyện ấy, chắc chắn các món ăn dưới đây sẽ giúp họ tự tin hơn nhiều.
Món ăn từ tắc kè giúp bổ thận tráng dương
Rượu tắc kè: tắc kè một cặp, nhân sâm 15g, nhục thung dung 50g, thục địa, bách bộ, mạch môn mỗi thứ 20g. Cho tất cả những thứ trên vào 1.000ml rượu trắng, ngâm trong vòng 1-2 tháng. Nên dùng trước khi ăn cơm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Rượu tắc kè có tác dụng bổ dương, ích tinh huyết.
Canh tắc kè nấu với chim cút: tắc kè một cặp, chim cút 1 con, một chút gừng, gia vị. Làm thịt chim cút, chặt miếng sau đó cho tắc kè vào cùng, đổ một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, vặn nhỏ lửa hầm trong vòng 2-3 giờ. Khi ăn cho thêm gia vị, gừng, ăn 1 lần/ngày, ăn trong 1 tháng.
Canh nhân sâm tắc kè: tắc kè một cặp, nhân sâm 10g, thịt thăn 100g, táo đỏ, gừng lượng vừa đủ. Thịt nạc, tắc kè, nhân sâm rửa sạch, tất cả cho vào bát rồi hấp cách thủy. Nên dùng món ăn này thay cho canh hằng ngày có tác dụng ôn tỳ bổ thận.
Theo Suckhoedoisong