Gừng có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống. Có rất nhiều công dụng hữu ích khác từ củ gừng mà nhiều người chưa biết hết.
1. Khử mùi hôi của vịt
Thịt vịt có mùi hôi đặc trưng, ngoài việc dùng lá sả, bạn có thể lấy gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối chà xát bên ngoài miếng thịt. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch, thịt vịt sẽ bay hết mùi hôi.
2. Khử mùi ngây ngấy của thịt bò
Thịt bò có một mùi đặc trưng vì chúng có nhiều đạm. Để giải quyết, bạn nướng một củ gừng, cạo sạch hết lớp vỏ bên ngoài, giã nhuyễn rồi rắc lên thịt, mùi sẽ giảm nhiều. Ngoài ra, trong gừng có chất phân giải chất đạm nên thịt sẽ trở nên mềm và ngon hơn.
3. Giúp dao sắc hơn
Với những loại như cá khô, cá muối, đồ khô rất khó cắt, chị em có thể chà một ít gừng tươi và dầu vừng lên lưỡi dao là có thể cắt được dễ dàng.
4. Chống oxy hóa, ức chế khối u
Gừng chứa các hợp chất cấu trúc diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng nói riêng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá huỷ tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.
Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khoẻ mạnh khác.
Ăn gừng còn có tác dụng chống lão hóa, người già ăn gừng trong ngoài đều hồng hào, khỏe mạnh.
5. Giảm mùi tanh của cá
Giã nhỏ gừng trộn với rượu trắng. Khi rửa cá, bạn lấy hỗn hợp gừng chà xát toàn thân, sẽ làm giảm mùi tanh của cá nhiều.
6. Rán cá không bị dính chảo
Bạn để chảo nóng, dùng gừng tươi xát mạnh xung quanh chảo, rồi mới cho dầu ăn vào. Dầu ăn và gừng sẽ tạo ra một lớp màng trơn giữa da cá và thành chảo làm da cá không thể bám dính.
7. Làm thịt đông lạnh tươi trở lại
Khi rã đông thịt lấy ra từ ngăn đá tủ lạnh, bạn thả một ít gừng tươi đập dập vào nước ngâm, thịt sẽ có màu tươi ngon trở lại nha.
8. Trị say nắng, làm mát, giảm mệt mỏi
Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh.
9. Khử trùng khử độc
Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu.
10. Chống say tàu xe, buồn nôn và ói mửa
Mùa hè là mùa du lịch, di chuyển và của nhiều cuộc hành trình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột gừng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng say tàu xe, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tỷ lệ hiệu quả đến 90%, và còn kéo dài trong suốt 4 giờ sau đó hoặc nhiều hơn.
Nhai dập rồi ngậm 1 – 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.
11. Chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Tạp chí Nông nghiệp Hóa thực phẩm của Mỹ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Escherichia Coli (E.coli) gây ra.
Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao.
12. Giảm cân
Mặc dù chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên là cách duy nhất để chiến đấu với thừa cân, tuy nhiên, có một số chất bổ sung tự nhiên cũng giúp chúng ta giảm cân hiệu quả. Trong số đó, tất nhiên, là gừng. Gừng làm tăng tốc sự trao đổi chất, làm giảm cholesterol, giúp quá trình tiêu hóa, làm giảm đầy hơi dạ dày, và góp phần giảm cân hiệu quả.
13. Giảm căng thẳng
Gừng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các hóa chất độc hại mà cơ thể chúng ta sản xuất ra khi lo lắng, và do đó ảnh hưởng đến việc giảm căng thẳng tâm lý. Trong khi căng thẳng trong quá trình tiêu hóa là tác động làm cho ta buồn nôn, gừng là một biện pháp khắc phục cho tất cả những khó khăn này.
14. Chống lại ốm nghén
Có vài loại thuốc, cả tự nhiên và tổng hợp, được phép dùng trong thai kỳ. Tuy nhiên, gừng có thể được tự do sử dụng với số lượng nhỏ – một công cụ đáng chú ý để loại bỏ ốm nghén. Khi bạn cảm thấy lo lắng, uống một vài ngụm trà gừng.
15. Trị cúm và cảm lạnh
Nếu bạn thường xuyên sử dụng gừng – đó là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và có tính chất kháng khuẩn – bạn có thể ngăn chặn cảm lạnh và cúm, cũng như khả năng làm trầm trọng thêm những điều kiện này. Gừng tăng cường khả năng miễn dịch, làm giảm hô hấp và làm giảm đau đầu. Nó khuyến khích đổ mồ hôi, vì vậy nó rất tuyệt vời cho việc giảm nhiệt độ.
Những người tuyệt đối không được ăn gừng
Không dùng cho người bệnh trĩ, xuất huyết
Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung…) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kì dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.
Người bị bệnh dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kì triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh.
Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.
Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.
Nếu bạn bị các bệnh về gan hãy loại gừng khỏi thực đơn
Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.
Theo Phunutoday