Lá bàng có công dụng chữa cảm sốt, viêm loét da rất hiệu quả mà không phải ai cũng biết.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae). Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea.
Lá bàng có thể giúp bạn chữa bệnh hiệu quả.
Loài cây này có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15–25 cm và rộng 10–14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng.
Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin.
Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa; chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Quả thuộc loại quả hạch dài 5–7 cm và rộng 3-5,5 cm, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.
Chữa cảm sốt với lá bàng
Chữa chứng cảm sốt có ho, lấy 15 g lá bàng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi trộn với 10 g kinh giới khô, 12 g bạc hà khô, 10 g vỏ quýt khô. Sau đó đem sắc lấy nước uống. Chỉ uống một lần khi nước còn nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Để chữa chứng cảm sốt kèm theo nhức đầu, lấy 15 g lá bàng khô, 5 g lá hoắc hương, 10 g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống hai lần trước khi ăn khoảng 15 phút và uống ngay khi nước còn nóng.
Lá bàng chữa viêm loét
Lấy lá non hoặc bánh tẻ; lá càng non càng nhiều nhựa nên mới tốt (không dùng lá già)
Số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Ví dụ trường hợp lở miệng do nhiệt thì mỗi lần chỉ cần 1 nắm to.
Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước.
Bỏ lá. Lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì ngâm hoặc dội vào vết thương.
Ngâm nước lá khi sờ tay vào nước thấy ấm.
Nước nguội thì cho thêm chỗ nước đã giữ ấm trong phích vào dần dần để vết lở loét luôn được ngâm trong nước ấm.
Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn (ví dụ xanh metilen, thuốc mỡ kháng sinh…).
Trong những ngày ngâm nước lá bàng, vùng da đó sẽ bị vàng nhưng chớ lo lắng vì khi khỏi bệnh rồi thì theo thời gian da sẽ trở lại như bình thường.
Theo Suckhoedoisong